Ở giai đoạn từ 5 đến 6 tháng tuổi, cơ thể bé lúc này đã sẵn sàng để có thể tiếp nhận dinh dưỡng từ các thực phẩm khác ngoài việc uống sữa mẹ. Để có thể có nguồn năng lượng dồi dào hơn cho bé khi cơ thể đã phát triển hơn sơ với trước.
Giai đoạn này thích hợp khi bé đã uống sẽ mẹ rồi mà vẫn thấy bé đói thì lúc năng là thời điểm để bé ăn dặm thêm những thực phẩm bên ngoài. Để cho các bà mẹ bĩm sữa có thêm những thồn tin và kiến thức về nguồn dinh dưỡng khi cho trẻ ăn dặm một cách khoa học.
Nguồn năm lượng dồi dào và an toàn giúp bé phát triển một cách khỏe mạnh. Cụ thể hơn việc để trẻ ăn dặm như thế nào? bé ăn dặm lúc nào? thực đơn ăn dặm gồm có những gì, các nguyên tắt cho bé ăn dặm thế nào?
1. Cho bé ăn dặm vào thời điểm nào?
Ăn dặm là cho trẻ ăn những loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ khi bé đói. Khoảng thời gian mà để trẻ ăn dặm là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Với truyền thống và cũng theo khuyến nghị việc ăn dặm nên cho trẻ ăn bột gạo xay hoặc cháo xoay hoặc cháo xay nấu nhuyễn với thịt trứng rau.

Từ 6 tháng tuổi trở đi trẻ cần rất nhiều năng lượng, nên nguồn năng lượng từ sữa mẹ thì không đủ cho trẻ với các hoạt động. Thời gian này bé cần 700kcal/ngày so với trước đây thì chỉ cần 450kcal/ngày. Do vậy cần bổ sung thức ăn cho bé để bù đắp khoảng cách thiếu hụt của năng lượng và lượng thức ăn trong những bữa ăn dặm cũng tăng lên để phù hợp với cơ thể của bé lớn lên theo thời gian. Nếu lượng thức ăn không đủ bé sẽ suy dinh dưỡng và trở nên còi cọc, phát triển kém so với độ tuổi quy tuổi quy định.
Một lý khác cần ăn dặm lượng sắt không đủ cho còn cho bé 6 tháng tuổi, nếu chỉ uống sữa mẹ không thì không đủ lượng sắt cho bé phát triển. Các loại thức ăn bổ sung sẽ là nguồn cung cấp đủ lượng sắt cần thiết để bù đắp khoảng thiếu hụt đó. Cơ thể không đủ lượng sắt thì bé sẽ bị thiếu. Các bé có độ tuổi từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi sẽ cần lượng sắt rất lớn để cơ thể tạo máu trong cơ thể của bé lúc này.
Với một số trường hợp đặc biệt thì cho trẻ ăn bổ sung sắt cho trẻ từ giữa tháng thứ 4 khi trẻ không được tăng cần như bình thường dù trẻ vẫn được bú mẹ đầy đủ. Trẻ hay bú mà vẫn thấy đói ngay sau bú hoặc mẹ có bệnh không cho con bú.
Những dấu hiệu cần cho trẻ ăn dặm:
- Sau khi bé bú sữa mà vẫn muốn bú nữa, bé vẫn còn khóc và đòi bú thêm khi dừng.
- Bé trở nên cáu và không muốn dừng bút.
- Nếu trước đây bé không đòi bú đem thì dạo này bé đòi bú đêm.
- Bé thường ngũ bất thường vào thời gian ban ngày, bé hay thường dậy sớm và có biểu hiện mới ngủ mà đã dậy.
- Bé hay đòi ăn khi thấy một ai đó ăn và đưa tay lên đòi ăn cùng.
2. Trẻ ăn dặm đúng cách theo các nguyên tắc sau:
Giai đoạn ăn dặm của trẻ gia đình cần kiên nhẫn để trẻ tập làm quen với đồ ăn bên ngoài cũng như một trong những cách lựa chọn đồ ăn cho bé. 3 nguyên tắc được các bà mẹ chú ý để việc ăn dặm của bé được dễ dàng hơn, mẹ nhé!
Cho bé ăn từ loãng đến đặt và từ vị ngọt đến vị mặn:

Trong 6 tháng đầu tiên thì bé không biết gì ngoài sữa mẹ nên mẹ cần giúp bé làm quen với những món đồ ăn từ bên ngoài được dễ dàn hơn. Ở giai đoạn này bé cần làm quen với các loại thứ ăn khác nên mẹ cần có bé thời gian để bộ tiêu hóa của bé tập làm quen khi sử dụng thức ăn khác.
Hãy cho bé làm quen bằng các món có vị ngọt trước nhé, những vị có mùi sữa đỡ bé không bị lạ khi ăn. Sau đó hãy cho bé làm quen với các món đồ ăn có mùi thịt cá và khẩu phần ăn của bé từ từ tăng lên.
Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều một cách khoa học:
Trong giai đoạn ăn dặm, hẳn là các bà mẹ điều muốn con mình ăn thật ngon, thật nhiều để thấy yên tâm khi bé không phải kén ăn. Để bé có một buổi ăn dặm một cách đúng thì bạn cần kiên nhẫn để có thể đạt được kết quả tốt. Cần cho bé ăn một cách hợp lý để có thể giúp bé làm quen với đồ ăn mới với bộ tiêu hóa của mình. Gia đoạn này sẽ hơi cực cho mẹ khi phải thay đổi khẩu phần ăn cho bé. Hãy tăng khẩu phần ăn của bé lên một cách từ từ để cơ thể bé được làm quen với số lượng thức ăn được nạp vào.
Tăng số lượng thực phẩm của bé lên từ 1 đến nhiều nhóm khác nhau:
Gia đoạn đầu bé ăn dặm là gia đoạn bé khám phá hương vị cũng như mùi vị thức ăn khác ngoài sữa mẹ “khám phá” các mùi vị khác nhau. Để tránh tình trạng bé bị dị ứng hay vấn đề về tiêu hóa không được tốt mẹ nên cho bé thử ở những khẩu phần ăn nhỏ trước để có thể đem lại được loại thức ăn phù hợp nhất để lựa chọn. Hệ tiêu hóa của bé khá kém nên thường mất tầm 5 đến 7 ngày để bé có thể làm quen với loại đồ ăn mới nhóm thực phẩm mới.
5 quy tắc cho trẻ ăn dặm đúng cách để bé yêu thật khỏe mạnh:
Ăn dặm là bước ngoặt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời. Vì vậy, mẹ cần ghi nhớ 5 quy tắc cho trẻ ăn dặm đúng cách dưới đây của Nestlé CERELAC để bé yêu hấp thu dinh dưỡng tối ưu.
a. Bắt đầu và kết thúc chuẩn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên cho trẻ ăn dặm đúng cách từ 6 tháng tuổi và kết thúc khi bé 24 tháng tuổi. Vì kéo dài thời gian ăn dặm có thể khiến bé chậm nhai, chậm lớn.
b. Ăn từ ít đến nhiều

Ban đầu, mẹ lưu ý cho trẻ ăn dặm đúng cách bằng muỗng nhựa mềm để tránh làm tổn thương nướu răng của bé và nên bắt đầu với một lượng vừa đủ. Một khi bé đã quen với chế độ dinh dưỡng mới, mẹ có thể tăng dần lượng thực phẩm.
c. Từ ngọt đến mặn
Khi mới tập cho trẻ ăn dặm đúng cách, mẹ nên bắt đầu với những thực phẩm có vị ngọt như táo, chuối, khoai lang rồi mới cho bé thử đến các loại rau, thịt cá. Mẹ tránh nêm muối, bột ngọt hay bột nêm vào thức ăn của con nhé.
d. Làm quen với thực phẩm mới trong 3-5 ngày
Đây là cách giúp phát hiện bé có dị ứng với thực phẩm hay không. Sau thời gian này, nếu bé không có biểu hiện lạ, mẹ có thể cho bé thử món khác.
e.Chú ý bổ sung sắt
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên rất cần được bổ sung sắt vì lượng sắt trong sữa mẹ lúc này không còn đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Vì thế, mẹ cần cho trẻ ăn dặm đúng cách với các thực phẩm chứa nhiều chất sắt như thịt đỏ, trứng, đậu, rau củ đậm màu… Đặc biệt, đối với các loại bột ăn dặm, mẹ cũng nên chọn cho bé loại có hàm lượng sắt cao. Bột ăn dặm Nestlé CERELAC giàu chất sắt với 7 hương vị tự nhiên, thơm ngon sẽ là lựa chọn hoàn hảo giúp mẹ cung cấp 50% nhu cầu sắt hằng ngày cho bé yêu luôn khỏe mạnh, năng động.
Tham khảo nguồn cerelac
Nguyên tắc vàng xanh đỏ của người Nhật cho bé ăn dặm
Để hiểu rõ hơn về nguyên tắc này khi nó có cái tên khá lạ mà được người Nhật áp dụng và viết trên những cuốn sách. Vàng, xanh, đỏ là những màu sắc cơ bản, mà cũng là cách đơn giản để nhận bi\êt các loại nhóm thực phẩm và dinh dưỡng.

* Vàng: tượng trưng cho nhóm năng lượng như: gạo, bánh mỳ, các loại khoai và cả chuối nữa… Trong các thực phẩm này đều có chất đường giúp cho não phát triển. Có một số chứng minh trằng bữa sáng ăn nhiều chất đường ở những thực phẩm này khả năng làm việc sẽ linh hoạt hơn và dẻo dai hơn. Do đó người nhật thường ăn cơm trăng vào buổi sáng hơn là ăn những loại thực phẩm khác.
* Xanh: đại diện cho nhóm vitamin và khoáng chất bao gồm các loại rau, hoa quả, các loại thực phẩm từ tảo biển… chất này giúp cho cơ thể chống lại mọi bệnh tật.
* Đỏ: tượng trưng cho nhóm chất đạm và chất béo bao gồm các loại thịt cá, đậu, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc… các thực phẩm nhóm này giúp sự phát triển, phát triển cơ, da, tốt cho máu và giúp tăng cường các hoocmon thần kinh…
Thực đơn được áp dụng Vàng, Xanh, Đỏ như sau:
- Bữa sáng: cháo trắng 30g, bí đỏ + cá 30g, dâu xay 10g
- Bữa chiều: cháo rau 25g, chuối, đậu xay
- Hoặc: Bữa sáng: cháo bánh mỳ + khoai lang + sữa 60g, nước bưởi 10g
- Bữa chiều: cháo khoai tây, củ cải xay, đậu, dâu xay
- Hoặc: Bữa sáng: cháo thịt, cải bó xôi xay + sữa, táo xay
- Bữa chiều: cháo cá xúp lơ, cà rốt + sữa chua, quýt.
3. Nguyên tắc cho bé ăn dặm lần đầu:
Không vội vàng, đừng học theo kinh nghiệm của người quen, có nghi ngờ thì nên dừng lại và chờ đợi.
- Đừng chạy theo số lượng hay cho bé thưởng thúc một bữa ăn chất lượng nhất.
- Đừng ép bé ăn quá nhiều, ăn đủ là được.
- Không cần đa dạng về món ăn, nhưng phải đảm bao đủ dinh dưỡng cho mỗi bữa ăn.
Nguyên tắc cho bé ăn dặm lần đầu
Hãy chú ý an toàn vệ sinh thực phẩm cho bé bởi vì ở giai đoạn này bé rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa: cần rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh những dụng cụ đề đựng thức ăn của bé một cách an toàn nhất. Không nên để đồ ăn của bé trong tủ lạnh hãy cho bé ăn trong 2 giờ khi đồ ăn đã chuẩn bị xong.
Tránh cho bé ăn bữa phụ quá nhiều đường sẽ làm hỏng răng của bé và có giá trị dinh dưỡng thấp như các loại nước ngọt, bánh kem, kẹo… sẽ gây rối loại tiêu hóa của bé sau này.
Với những thông tin hướng dẫn cho trẻ ăn dặm đúng cách và khoa học tốt nhất mà các mẹ nên biết. Hy vọng sẽ giúp cho các mẹ có thêm kiến thức nuôi con trong vấn đề dinh dưỡng của trẻ. dubitchat.com khuyên bạn nên tránh dùng những bữa phụ có quá nhiều đường (làm hỏng răng) và có giá trị dinh dưỡng thấp (nước có ga, kẹo kem, kẹo que…) dễ gây các bệnh rối loạn chuyển hóa sau này.